Nhu cầu mua sắm đang ngày một tăng cao khiến cho nhiều nhà bán hàng phải luôn tìm cách thích ứng với tình hình. Trong đó bán hàng trên sàn thương mại được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi của chúng. Vậy bán hàng trên Shopee – sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam cần lưu ý những gì?
Mục Lục Bài Viết
Shopee là sàn thương mại điện tử như thế nào?

Sàn thương mại điện tử Shopee gia nhập Việt Nam vào năm 2016. Trong năm 2022, với hơn 84 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Shopee lại một lần nữa đứng đầu trong cuộc đua thương mại điện tử.
Với giao diện dễ thao tác, được bán đa mặt hàng, nguồn khách hàng dồi dào. Hơn nữa, Shopee còn hỗ trợ cho người bán phát triển gian hàng của mình. Nên không ít nhà kinh doanh online lựa chọn Shopee làm nơi khởi nghiệp.
5 điều phải nắm rõ khi bắt đầu bán hàng trên Shopee 2022
Các nhà bán hàng online cần lưu ý một số điều sau trước khi bán hàng trên Shopee. Bởi mỗi hình thức kinh doanh đều có sự khác nhau. Cũng như mỗi sàn thương mại sẽ có quy định riêng, chúng ta cần phải tuân thủ chúng.
Tìm ra sản phẩm phù hợp để bán trên Shopee

Shopee có quy định một số sản phẩm bị cấm bán như: mỹ phẩm đã qua sử dụng, các loại pháo, súng,… Các nhà bán hàng online nên lưu ý tìm cho mình một sản phẩm phù hợp. Nếu bạn vi phạm chính sách đăng bán sản phẩm của Shopee. Nhẹ thì sản phẩm đó sẽ bị xóa, tài khoản bán hàng bị giới hạn. Từ đó khiến cho doanh thu từ việc kinh doanh trên Shopee của bạn sẽ bị giảm. Trường hợp nặng hơn, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường tổn thất.
Nên tìm hiểu kỹ càng về cách đăng bán sản phẩm

Trước khi thực hiện hay làm một việc gì đó. Thì tìm hiểu về chúng trước sẽ khiến ta dễ dàng hơn trong thao tác. Đăng bán sản phẩm trên Shopee cũng vậy, các nhà bán hàng nên lưu ý một số chi tiết sau:
- Không đăng các sản phẩm giống nhau dưới mọi hình thức
- Không nên để giá quá cao hay quá thấp đối với sản phẩm đăng bán
- Không sử dụng các từ quá không liên quan để mô tả về sản phẩm đăng bán
- Thông tin sản phẩm vượt quá phạm vi cung ứng của sản phẩm
- Hình ảnh sản phẩm không liên quan
Không phải cứ đăng là bán được
Nhiều người nghĩ, Shopee là sàn thương mại điện tử nhiều lượt truy cập, cứ đăng sản phẩm lên thể nào cũng có người mua. Nhưng thực tế thì lại không như thế. Nếu gian hàng của bạn mới thành lập, chưa có lượt mua, chưa có đánh giá. Thì bạn không thể đọ lại với những nhà bán hàng lâu năm. Hơn nữa, khách hàng có xu hướng tìm kiếm những shop có lượt mua, lượt đánh giá tốt để tránh trường hợp mất tiền oan. Vậy phải làm thế nào?
Mới đầu, bạn nên nhờ người thân đặt hàng để có những lượt mua, lượt đánh giá đầu tiên. Sau đó bạn có thể chạy quảng cáo, SEO sản phẩm để lên top tìm kiếm. Từ đó khách hàng sẽ thấy gian hàng của bạn. Cùng với những lượt mua, lượt đánh giá tốt, họ sẽ có cân nhắc riêng cho mình.
Shopee sẽ thu 1 khoản phí đối với nhà bán hàng

Alt: Phí cố định cho mỗi đơn hàng thành công trên Shopee
Để hướng gian hàng của các shop tới gần với khách hàng hơn. Shopee đặt ra những phí cố định cho các nhà bán hàng. Khoản phí cố định này sẽ chênh lệch trong khoảng 10% trên mỗi đơn hàng thành công. Các khoản phí đó thường là: phí cố định, phí vận chuyển, hoàn xu,… Các nhà bán hàng nên nắm rõ điều này để tránh tranh cãi. Shop cũng nên xem xét gói phí nào phù hợp cho khách hàng và shop mình để lựa chọn.
Tránh để mức giá đăng bán quá thấp
Vấn đề này rất hay xảy ra do nhiều nhà bán hàng muốn kéo được lượt mua. Họ hạ giá sản phẩm xuống mức rất thấp (thường là dưới 10 nghìn đồng) để có lượt click. Nhưng Shopee không khuyến khích điều này. Bởi có những sản phẩm như quần áo, túi xách,… không thể nào có mức giá đó. Điều này sẽ khiến khách hàng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. Thay vào đó, các nhà bán hàng nên đưa ra các mã giảm giá, chiết khấu. Việc đưa mức giá giảm sẽ khiến người mua thích thú hơn do tâm lý khách hàng
Tổng kết
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các nhà bán hàng online nắm được phần nào về việc bán hàng trên Shopee. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh trên sàn thương mại nhưng chưa biết cách setup sản phẩm. Hay không biết thiết kế hình ảnh mang thương hiệu của mình. DataCare ở đây để giúp bạn giải quyết những thắc mắc đó. Chúc các bạn thành công.